Trang

123456

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

10 biểu hiệu khi ngủ phản ánh sức khỏe kém của trẻ

Đổ mồ hôi, giật thột, nói mớ… đều là những biểu hiện thường gặp khi trẻ ngủ, tuy nhiên tùy mức độ và tần suất mà chúng có thể phản ánh tình trạng không tốt về sức khỏe của trẻ.

Giấc ngủ đối với trẻ có 4 tác dụng lớn: thứ nhất thúc đẩy trí tuệ phát triển, thứ hai thúc đẩy sinh trưởng, thứ 3 có vai trò lưu trữ năng lượng cho cơ thể để hoàn thành hoạt động ban ngày, cuối cùng là có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng.
Nếu trẻ thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không ngon sẽ dễ sinh ra tức giận, buồn bực, hành vi rối loạn, trí nhớ giảm thấp, khả năng hoạt động kém và còn dễ dẫn đến những tổn thương bất ngờ.
Trẻ nên ngủ trong bao lâu? Chuyên gia chỉ ra, thời gian ngủ hàng ngày của trẻ trong mỗi cơ thể có sự khác biệt . Trẻ bình thường thời gian ngủ hàng ngày như sau: trong 6 tháng sau khi chào đời: 16-20 tiếng, 6 tháng đến 2 tuổi: 13-15 tiếng, trên 2 tuổi: 10-12 tiếng. Giấc ngủ quá lâu hoặc quá ngắn đều không có lợi cho sự phát triển của trẻ, ngủ ít làm cho trẻ gầy yếu, ngủ quá nhiều lại sinh ra béo phì.
Muốn cho trẻ có một giấc ngủ ngon bố mẹ nên lưu ý những điều sau:
Môi trường
Mùa đông nhiệt độ giấc ngủ từ 18-22 độ C là tốt nhất, môi trường yên tĩnh, ánh sáng không quá mạnh và không quá ẩm thấp.
Chăn ga gối thích hợp

Ga trải giường, gối nằm của trẻ luôn phải sạch sẽ, thơm tho, khi ngủ không nên mặc quá nhiều quần áo, tuy nhiên cần chú ý giữ ấm phần lưng. Gối nằm không được quá cao, không để đồ chơi cạnh gối. Trẻ trên 6 tháng tuổi không nên nằm gối quá mềm để có lợi giữ hình dạng đầu tròn trịa, không nên cho trẻ nằm nôi ngủ để tránh xương sống biến dạng.
Cố gắng hình thành thói quen ngủ riêng cho trẻ từ nhỏ
Tạo thói quen cho trẻ ngủ riêng đồng thời phòng chống các sự cố bất ngờ trong giấc ngủ, nếu quần áo ngủ, chăn đắp của trẻ quá dày, nhiệt độ quá cao, trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi làm cho trẻ mất nước thậm chí có trường hợp tử vong. Ngoài ra, bố mẹ cần đề phòng người lớn ngủ say ép đè lên người của trẻ và trẻ ngủ bị rơi xuống nền nhà. Khi trẻ ngủ bố mẹ cố gắng quan sát các tín hiệu đưa ra trong giấc ngủ, 10 tín hiệu không tốt sau đây cần phải chú ý.
Giật thột: Thỉnh thoảng trẻ ngủ giật thột là việc bình thường, nhưng xảy ra thường xuyên thì có vấn đề, đa phần là do tích tụ thức ăn, sợ hãi, nằm mơ, sốt cao, cũng có thể do xem ti vi hoặc trò chơi quá nhiều.
Nghiến răng: Trẻ ngủ hay nghiến răng chủ yếu là do thức ăn tích tụ quá nhiều trong cơ thể.
Ngủ mơTrẻ hay ngủ mơ là do ban ngày bị kích thích thần kinh hoặc mệt mỏi.
Đổ mồ hôi: Thỉnh thoảng đồ mồ hôi là việc rất bình thường, nhưng ra quá nhiều mồ hôi là do nhiệt trong người quá lớn, thức ăn tích tụ, thể chất hư yếu, bệnh tật lâu ngày hoặc bệnh nặng gây ra.
Co giậtTrẻ có lịch sử co giật do nhiệt độ cơ thể cao thì bố mẹ càng phải chú ý. Đa phần trẻ có nhiệt độ cao vào ban đêm, bố mẹ có thể ngủ quên lại không chú ý, vì vậy co giật phần nhiều xảy ra vào ban đêm.
Nghẹt thở: Trẻ bị nghẹt thở do tư thế ngủ không đúng, nghẹt thở và nôn mửa.
Nôn mửa: Nguyên nhân là do các bệnh về đường ruột, dạ dày.
Ho nặng: Trẻ ho ban đêm báo hiệu bệnh nặng lên, cần phải chữa trị ngay.
Viêm tiểu phế quản: Trẻ bị viêm tiểu phế quản thì bố mẹ cần chú ý ban đêm bệnh tình sẽ nặng thêm.
Bệnh động kinh: Thường xảy ra vào ban đêm, tránh nghẹt thở
Ngoài ra cần chú ý không cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn con cơm, không nên cho trẻ ngủ khi tâm trạng người lớn kích động, cố gắng không làm ồn trước khi trẻ ngủ.
Share this post

Nhận Tin Qua Email

Cùng tham gia với hơn 1500 người đã đăng ký nhận tin qua Email với các Chia sẻ thông tin về hoạt động của hệ thống giáo dục mầm non Pooh House!

Khi đăng ký nhận tin,Bạn sẽ nhận được Email từ chúng tôi.Đăng nhập email để hoàn tất quá trình đăng ký.

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

Bài đăng phổ biến

 
Posts RSS Comments RSS Về đầu trang
Cơ sở 4 - 7/2014 Mầm Non Tư Thục Nhà Gấu Pooh ∙ Liên kết Vé máy bay Tiger Airways .
Mầm non chất lượng cao Pooh House xin kính chào!
-------------------------------------- Share template blogspot, share code