Có rất nhiều khác biệt trong quan niệm nuôi dạy con cái giữa tây và ta. Trong bài viết này nói về chủ đề cho bé ăn. Có những điều gì nên học và những điều gì không nên. Các bạn cùng đọc chia sẻ của một người Đức sống ở Việt Nam về vấn đề cho con ăn
Gia đình tôi thuê nhà sống trong một con ngõ khá rộng rãi ở phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội).
Tôi rất vui vì ở ngõ này dường như mọi người rất quan tâm đến nhau. Hồi gia đình tôi mới dọn đến nhiều phụ nữ lớn tuổi hay nhìn chúng tôi một cách tò mò nhưng rồi khi đã quen dần và biết tôi nói được tiếng Việt thì họ rất cởi mở.
Chúng tôi chào nhau mỗi lần gặp, rồi họ hỏi thăm về vợ và con tôi. Vợ tôi đi làm nên không có thời gian giao tiếp nhiều với hàng xóm còn tôi chỉ trông con, nấu ăn và học tiếng Việt nên có nhiều thời gian rảnh hơn.
Khi đã quen với cuộc sống ở đây và có thời gian quan sát, nhiều chuyện về cách sống, sinh hoạt của người Hà Nội khiến tôi kinh ngạc. Nhưng ở đây chúng ta chỉ nói chuyện cho con ăn thôi nhé.
Ngõ nhà tôi có rất nhiều trẻ con. Nhiều bé khoảng dưới 3 tuổi thì ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc.
Dường như bữa ăn của trẻ trong con ngõ này đều diễn ra ngoài đường. Cứ sáng, trưa, chiều là các bà hoặc các cô giúp việc đưa trẻ ra đường, một tay bế hoặc đẩy xe nôi, một tay bưng thức ăn và bón cho trẻ.
Tôi ngạc nhiên vì dường như không ai tập cho trẻ tự ăn mà luôn luôn là bón.
Nhồi ăn. Vừa thấy ăn sáng xong một lúc, lại thấy bọn trẻ được cho uống sữa, rồi sữa chua, váng sữa... rồi ăn trưa, hoa quả, chiều ăn nhẹ, chiều muộn ăn tối...
Thậm chí có những trẻ lớn hơn 3 tuổi, chiều đi học về vẫn được bà, cô, bác... đút cho ăn. Không chỉ đút cho ăn, nhiều người còn diễn trò, đùa nghịch làm mất tập trung của trẻ vào việc ăn uống, miễn sao nó chịu há miệng ra. Tôi chắc rằng đứa bé nhiều khi không biết mình được ăn cái gì, ngon hay không.
Nhiều người luôn mồm giục giã quát tháo, thậm chí đánh vào má, vào người bé để bắt bé phải ăn, phải nhai, phải nuốt.
Tôi cũng có con gái ba tuổi, bé cũng lười ăn nhưng tôi không bao giờ nghĩ mình phải gây áp lực để con ăn được nhiều hơn.
Tôi nghĩ nhu cầu ăn của con gái tôi thế nào thì bé ăn như thế. Từ khi bé biết ngồi, tôi đã cho bé tham gia bữa ăn chung với gia đình với một chiếc ghế dành riêng bên bàn ăn. Bé có khay thức ăn, thìa, nĩa đặt trước mặt. Lúc đầu bé tập bốc thức ăn cho vào miệng, dần dần biết dùng nĩa, thìa để xiên, xúc đồ ăn.
Bé có thể làm đổ vung vãi thức ăn, không sao. Bố mẹ sẽ hướng dẫn bé cách xúc ăn gọn gàng hơn. Điều này hơi mất nhiều thời gian của bố mẹ nhưng phải thật kiên nhẫn. Thời gian bé tập ăn, bố mẹ phải giúp trẻ (cho ăn) được đủ no. Nhưng tuyệt đối không nên dọa hoặc đánh, mắng trẻ. Khi con tôi không muốn ăn nữa, bé lắc đầu, mím môi lại hoặc quay mặt đi.
Con gái tôi nhiều hôm cũng bỏ bữa, dù tôi gợi ý bé một số món khác sẵn trong nhà nhưng bé vẫn lắc đầu quầy quậy. Tôi vẫn vui vẻ và yên tâm tôn trọng "quyết định" của con.
Trẻ con bỏ ăn một hai bữa cũng không thể chết. Tôi thấy nhiều bà mẹ ở đây càu nhàu việc con lười ăn, bỏ ăn. Cứ như không ăn một bữa thì trẻ sẽ gặp nguy hiểm.
Một điều nữa là nhiều bà mẹ VN có ý nghĩ ăn nhiều chóng lớn. Ăn nhiều để phát triển cao to hơn bố mẹ, tổ tiên. Điều đó là không đúng, một người Việt Nam bình thường không thể chỉ vì ăn nhiều mà cao to như "tây" được. Giống nòi người Việt như thế thì hãy chấp nhận. Nếu cho con ăn quá nhiều mà không khoa học có thể làm bé bị béo phì, suy dinh dưỡng và có thể mắc nhiều bệnh...
Tôi nghĩ các bà mẹ VN cần học cho con ăn một cách khoa học để bé tự lập thì bố mẹ sẽ cảm thấy nhàn nhã và vui vẻ hơn là cáu gắt, đánh trẻ để bắt trẻ phải nuốt thức ăn rồi lại buồn phiền vì không dịu dàng với con.
Theo các mẹ điều gì nên và không nên học cách chăm con của mẹ tây
Tôi rất vui vì ở ngõ này dường như mọi người rất quan tâm đến nhau. Hồi gia đình tôi mới dọn đến nhiều phụ nữ lớn tuổi hay nhìn chúng tôi một cách tò mò nhưng rồi khi đã quen dần và biết tôi nói được tiếng Việt thì họ rất cởi mở.
Chúng tôi chào nhau mỗi lần gặp, rồi họ hỏi thăm về vợ và con tôi. Vợ tôi đi làm nên không có thời gian giao tiếp nhiều với hàng xóm còn tôi chỉ trông con, nấu ăn và học tiếng Việt nên có nhiều thời gian rảnh hơn.
Khi đã quen với cuộc sống ở đây và có thời gian quan sát, nhiều chuyện về cách sống, sinh hoạt của người Hà Nội khiến tôi kinh ngạc. Nhưng ở đây chúng ta chỉ nói chuyện cho con ăn thôi nhé.
Ngõ nhà tôi có rất nhiều trẻ con. Nhiều bé khoảng dưới 3 tuổi thì ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc.
Dường như bữa ăn của trẻ trong con ngõ này đều diễn ra ngoài đường. Cứ sáng, trưa, chiều là các bà hoặc các cô giúp việc đưa trẻ ra đường, một tay bế hoặc đẩy xe nôi, một tay bưng thức ăn và bón cho trẻ.
Tôi ngạc nhiên vì dường như không ai tập cho trẻ tự ăn mà luôn luôn là bón.
Nhồi ăn. Vừa thấy ăn sáng xong một lúc, lại thấy bọn trẻ được cho uống sữa, rồi sữa chua, váng sữa... rồi ăn trưa, hoa quả, chiều ăn nhẹ, chiều muộn ăn tối...
Thậm chí có những trẻ lớn hơn 3 tuổi, chiều đi học về vẫn được bà, cô, bác... đút cho ăn. Không chỉ đút cho ăn, nhiều người còn diễn trò, đùa nghịch làm mất tập trung của trẻ vào việc ăn uống, miễn sao nó chịu há miệng ra. Tôi chắc rằng đứa bé nhiều khi không biết mình được ăn cái gì, ngon hay không.
Nhiều người luôn mồm giục giã quát tháo, thậm chí đánh vào má, vào người bé để bắt bé phải ăn, phải nhai, phải nuốt.
Tôi cũng có con gái ba tuổi, bé cũng lười ăn nhưng tôi không bao giờ nghĩ mình phải gây áp lực để con ăn được nhiều hơn.
Tôi nghĩ nhu cầu ăn của con gái tôi thế nào thì bé ăn như thế. Từ khi bé biết ngồi, tôi đã cho bé tham gia bữa ăn chung với gia đình với một chiếc ghế dành riêng bên bàn ăn. Bé có khay thức ăn, thìa, nĩa đặt trước mặt. Lúc đầu bé tập bốc thức ăn cho vào miệng, dần dần biết dùng nĩa, thìa để xiên, xúc đồ ăn.
Bé có thể làm đổ vung vãi thức ăn, không sao. Bố mẹ sẽ hướng dẫn bé cách xúc ăn gọn gàng hơn. Điều này hơi mất nhiều thời gian của bố mẹ nhưng phải thật kiên nhẫn. Thời gian bé tập ăn, bố mẹ phải giúp trẻ (cho ăn) được đủ no. Nhưng tuyệt đối không nên dọa hoặc đánh, mắng trẻ. Khi con tôi không muốn ăn nữa, bé lắc đầu, mím môi lại hoặc quay mặt đi.
Con gái tôi nhiều hôm cũng bỏ bữa, dù tôi gợi ý bé một số món khác sẵn trong nhà nhưng bé vẫn lắc đầu quầy quậy. Tôi vẫn vui vẻ và yên tâm tôn trọng "quyết định" của con.
Trẻ con bỏ ăn một hai bữa cũng không thể chết. Tôi thấy nhiều bà mẹ ở đây càu nhàu việc con lười ăn, bỏ ăn. Cứ như không ăn một bữa thì trẻ sẽ gặp nguy hiểm.
Một điều nữa là nhiều bà mẹ VN có ý nghĩ ăn nhiều chóng lớn. Ăn nhiều để phát triển cao to hơn bố mẹ, tổ tiên. Điều đó là không đúng, một người Việt Nam bình thường không thể chỉ vì ăn nhiều mà cao to như "tây" được. Giống nòi người Việt như thế thì hãy chấp nhận. Nếu cho con ăn quá nhiều mà không khoa học có thể làm bé bị béo phì, suy dinh dưỡng và có thể mắc nhiều bệnh...
Tôi nghĩ các bà mẹ VN cần học cho con ăn một cách khoa học để bé tự lập thì bố mẹ sẽ cảm thấy nhàn nhã và vui vẻ hơn là cáu gắt, đánh trẻ để bắt trẻ phải nuốt thức ăn rồi lại buồn phiền vì không dịu dàng với con.
Theo các mẹ điều gì nên và không nên học cách chăm con của mẹ tây
Nguồn tin: Trang Afamily
0 nhận xét