Trang

123456

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Học Chữ Qua Trò Chơi – Phương Án 0 Tuổi

Học qua trò chơi, chứ không phải đồ chơi. Đừng có ném con một mình với đống đồ chơi thông minh rồi mong nó thành tài. Đừng có nhẩy dựng lên khi nghe người ta nhắc đến hai từ “Học Chữ”. Hãy nhớ rằng bản thân việc đó cũng chỉ là một trò chơi, 1 cách để trẻ khám phá thế giới. Đừng áp đặt cách nghĩ của người lớn vào cho trẻ.

Trò Chơi Giúp Bé Nhớ Chữ Nhanh Và Lâu Hơn So Với Việc Ngồi Học Trong Lớp
Trò chơi thể dục:
- Học chữ rồi đi chơi: khi bố mẹ cho con chơi công viên, hãy yêu cầu trẻ: “À, nếu không biết chữ “công viên” thì chúng ta sẽ đi nhầm cửa. Vậy chúng ta hãy học chữ “công viên” nhé. Bé sẽ vừa học trong niềm vui , vừa được đi chơi. Khi đến công viên hãy dạy bé đọc to từ “công viên và tên của công viên đó.
- Mua đồ: trẻ con rất thích được đi mua đồ chơi, đến các cửa hàng siêu thị. Lợi dụng việc đó, bố mẹ hãy nói với con “cái này hay quá, đẹp quá, ngon quá. Nhưng chúng ta không biết tên chúng, chúng sẽ buồn đấy, nếu biết tên chúng, chúng sẽ không buồn nữa.” Sau đó lấy thẻ trắng trong túi và dùng bút dạ đen viết chữ về đồ vật đó đưa cho trẻ.
- Ném bao cát: Khâu một cái bao nhỏ, cho cát đậu hoặc ngô vào trong. Đưa cho trẻ ra ngoài ném, nhặt. Vừa rèn luyện bàn tay, vừa dạy chữ “bao cát” cho trẻ, nếu thấy bé thích dạy thêm các từ “xa” “gần”…
- Tâng bóng: bơm bóng bay thật căng và buộc nó lên cao vừa tầm với trẻ. Cùng chơi tâng bóng, ném bóng với trẻ. Vừa có thể tập luyện sự linh hoạt, vừa học chữ “bóng bay”, “bay”, “cao”…
- Trèo cao: lấy ghế và hìm nhỏ chồng lên nhau, cho trẻ tập bài tập trèo lên, có thể viết các bước tập trèo thành một bài văn kiểu: hai tay đưa lên, chân phải nâng lên, chân trái đứng dưới, chân phải đã lên, chân trái lên theo… vừa có thể học các chữ “cao”, “thấp”, “trèo” …
– Đi cầu thăng bằng: cho trẻ đi từ đầu này đến đầu kia của chiếc ghế băng, ngoài việc tập trung thăng bằng, trẻ học thêm các chữ “đi”, “vững” “cầu thăng bằng”…
– Đi bơi: vừa đi bơi vừa học chữ “nước”, ” bơi”…
Trò chơi cảm nhận
- Tìm đôi cho thẻ màu: cắt giấy màu thành những hình vuông nhỏ, mỗi màu 2 thẻ, gián chúng lên bìa cứng. Mỗi lần gián nói tên màu cho trẻ. Người lớn với trẻ ngồi đối diện nhau, mỗi người cầm một tập màu, người lớn đưa ra màu nào thì trẻ đưa ra màu tương tự. Nếu trẻ tìm đúng thì lấy bút màu đó viết tên màu lên mặt sau của thẻ. Như vậy việc học chữ và nhận biết màu sắc được kết hợp với nhau.
Sau khi chơi xong bố mẹ dạy con hát bài có nhiều màu sắc như: một màu xanh xanh, chấm thêm màu vàng, mộ màu nâu nâu và dơ các màu theo thứ tự nhắc đến của bài hát hoặc dạy về cầu vồng.
- Tìm hình: cùng trẻ cắt giấy thành các hình dạng từ đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật đến các hình dạng phức tạp như hình thoi, hình bán nguyệt (tùy thuộc vào tuổi và khả năng), cùng chơi trò tìm hình như trò tìm đôi thẻ màu ở trên. Có thể lồng ghép các hình thành bài hát, bài thơ, bài vè và cùng trẻ đọc thuộc, dơ các hình liên quan theo thứ tự bài hát, bài thơ vừa đọc.
- Tìm màu sắc, tìm hình: đưa cho bé các chữ màu sắc hoặc hình dạng, hỏi trẻ xem trong nhà có những vật nào có màu hoặc hình dạng như vậy, hãy dán chữ đó lên các vật đó.
– Mò túi: dan lên các loại quả chữ tương ứng, cho trẻ nhận biết vài lần sau đó cho quả đó vào túi. Sau đó để trẻ mò trong túi (không được nhìn) loại quả theo tên mà người lớn yêu cầu. Sau khi tìm được thì đọc chữ dán ở trên đó và ăn quả đó. Bố mẹ hãy chọn các loại quả dễ phân biệt thông qua việc cầm nắm để trẻ dễ dàng tìm thấy. Số lượng quả cũng tăng dần theo độ tuổi. Như vậy vừa học được chữ về các loại quả, vừa nhận biết bằng xúc giác, vị giác loại quả đó, vừa phát triển tư duy hình ảnh. Sau khi chơi xong hát bài hát về các loại quả:
Chuối táo quýt lê
Lạc, hạt dưa, đường
Mò đượca đúng, nếm một chút
Chơi chơi ăn ăn rất là vui
Bố mẹ cũng có thể áp dụng trò này với mức độ khó dần lên khi để các đồ vật hình dáng tương tự nhau và chơi trò tìm kiếm theo yêu cầu.
- Phân biệt âm thanh: bịt mắt trẻ lại, sau đó bố mẹ bày các đồ vật có âm thanh khác nhau như tiếng đinh rơi xuống đất, tiếng bẻ gẫy một càng gỗ nhỏ, tiếng chai lọ va vào nhau, tiếng gõ vào sứ, tiếng đập chân xuống đất, tiếng bật tắt đèn… nếu trẻ đoán trúng thì học chữ và từ có liên quan đến âm thanh đó. Nhớ rằng trước đó, bố mẹ phải cho trẻ làm quen, nhận biết các âm thanh đó vài lần để trẻ có thể dễ dàng phân biệt. Cách này vừa phát triển thính giác, vừa học được chữ, các thẻ chữ liên quan như “lách cách”, “tách”, “choang một cái”… Sau khi chơi sẽ cùng đọc bài hát sau:
Gõ vào cốc, chạm vào lọ
Bẻ cây gậy, vứt cái đinh
Lanh canh. lách cách thật là vui tai
Một cách khác đó là ghi các âm thanh lại như tiếng đánh trống, tiếng vỗ tay, tiếng ve kêu, tiếng chim kêu, tiếng còi ô tô… sau đó cho trẻ nghe và đoán. Như vậy bé sẽ học được rất nhiều từ. Cũng có thể chơi trò nèm đá xuống nước để nghe tiếng động, hay cho các đồ vật khác nhau vào hộp đựng báng quy, lắc đều chúng lên và hỏi trẻ xem các vật có phát ra tiếng kêu giống nhau không. Tiếp đó dạy từ “vang”, “trong trẻo” “không thành tiếng”…
– Nếm, ngửi tương tự như trò chơi với âm thanh
Trò chơi với tay
- Nhặt hạt cơm: để trẻ nhặt từng hạt cơm từng đĩa vào bát, đồng thời dạy đếm 1 hạt cơm, 2 hạt cơm, sau khi nhặt xong thì khen ngợi trẻ, cùng hát bài ca ngợi về hạt gạo và người nông dân.
- Mở khóa: chuẩn bị một số ổ khóa và chìa khóa đánh số 1 2 3 lên chúng, để riêng chìa và ổ, cho trẻ học mở khóa “chìa khóa số 1 mở khóa số 1″ cứ như vậy cho đến hết.
- Mặc quần áo cho búp bê: cùng trẻ may đồ cho búp bê, các loại trang phục sẽ có chữ tương tứng như áo sơ mi, áo ghile, áo khoác, váy, quần và lấy mặc cho búp bê. Trẻ 2 tuổi rất thích trò chơi này.
- Cắt giấy: cho trẻ xem hình mẫu trong các sách và cùng trẻ cắt hình các con vật, các sự vật dễ làm sau đó viết chữ lên các hình đó.
Trò chơi nhận biết sự vật
- Chỉ vào cơ thể: cho trẻ làm quen với các chữ về các bộ phận trước, yêu cầu trẻ lấy các chữ theo các bộ phận mà người dạy trẻ yêu cầu. Nếu sai sẽ bị phạt.
- Chỉ đồ vật: tương tự với trò chơi tìm chữ cơ thể.
- Đi chợ: viết các thẻ chữ về các củ quả trong bữa ăn như bắp cải, củ cải, khoai tây, cà rốt… cùng trẻ xắp xếp thành các quầy hàng. Đưa cho trẻ một cái khay để đi mua. Đi mua gì thì đem thẻ chữ đó về. Nói rõ từng thứ đã mua.
- Phân loại: viết các thẻ chữ và chồng chúng lên nhau hoặc trộn chúng lại với nhau. Yêu cầu trẻ tìm các chữ cùng chủ đề như động vật, hoa quả. Trò này chỉ chơi được khi trẻ đẽ hiểu hoa quả là những quả nào, động vật là những con nào… Hoặc xếp các hình có chiều dài ngắn khác nhau tìm theo chủ đề dài ngắn, to nhỏ…
- Tìm thức ăn cho các con vật: xếp các thẻ động vật vào một nhóm, thẻ các thức ăn vào một nhóm. Hỏi trẻ con gà thích ăn gì nhất, con trâu thích ăn gì nhất…
- Có thể xếp gì lên xe tải: lấy một chiếc xe tải đồ chơi, gợi ý các đồ vật mà xe tải có thể chở được, viết sẵn chứ tương ứng và hỏi trẻ xe tải chở được gì nhỉ?
- Đặt câu hỏi với thẻ chữ: chuẩn bị một số thẻ chữ và từ, nội dung là những gì mà trẻ thường gặp trong cuộc sống. Ví dụ thẻ “mẹ” “thịt” “nấu ăn” và khuyến khích trẻ đặt câu với những thẻ đó như “mẹ mua thịt về nấu ăn cho cả nhà”
- Dùng gương phản chiếu đọc từ câu: treo các thẻ chữ lên tường, dùng gương chiếu ánh sáng mặt trời vào các chữ, chiếu vào chữ nào đọc chữ đó, bố mẹ và trẻ cùng kiểm tra lẫn nhau.
- Học nói từ đối ứng: bố mẹ cầm thẻ chữ “dài” và đọc to lên, trẻ sẽ tìm ngay chữ “ngắn” và đọc to lên.
Trò chơi học chữ cần đảm bảo bốn yêu cầu sau:
- Định thời gian: mỗi ngày nên cố định một khoảng thời gian cố định cho việc học chữ. Thời gian đảm bảo phù hợp với độ hứng thú, kết thúc trước khi trẻ cảm thấy chán để trẻ đòi được chơi trong những lần sau. Thời gian cũng cần đảm bảo duy trì liên tục ít nhất vài tháng để đảm bảo kết quả. Nên chọn lúc trẻ hứng thú, khỏe mạnh, tích cực để dạy. Nếu trẻ ốm, mệt mỏi, khó chịu hãy dừng lại và tiếp tục sau vài ngày.
- Định địa điểm: địa điểm học phải cố định một phòng hoặc một góc yên tĩnh nào đó. Xắp xếp các đồ dùng học tập ngăn nắp. Khi học yêu cầu trẻ nghiêm túc, chú ý, không quay ngang quay ngửa, hãy làm cho bé thấy cảm giác thiêng liêng và trân trọng chỗ học đó, mỗi khi ngồi là ngồi nghiêm túc. Không học trong lúc những thành viên khác xem tivi, không làm phân tán sự chú ý của trẻ. Khi học xong yêu cầu trẻ xắp xếp các thẻ chữ vào một vị trí cố định và ko lôi ra ngoài những lúc học.
- Định người dạy: chọn một thầy giáo cố định là những người trong gia đình, người này sẽ tiếp xúc và ở bên cạnh trẻ, hiểu được quá trình học, linh hoạt trong cách dạy. Trong lúc chơi trò chơi cũng chỉ thực hiện 1 đối 1, không để nhiều hơn 1 người hướng dẫn trò chơi để tránh phân tán tư tưởng. Người này cũng là người ra câu hỏi và kiểm tra.
– Định phần thưởng: có nhiều hình thức khen thưởng đánh vào những sở thích của trẻ sẽ khuyến khích tạo dựng thói quen tốt cho trẻ.
Chú ý:
– Trò chơi không quá khó hoặc quá dễ.
– Có những trò chơi chơi xong rồi mới dạy chữ, có những trò cần được nhận biết từ trước đó, bố mẹ nên tạo điều kiện để con hoàn thành tốt yêu cầu của trò chơi. Không nên bắt bé tìm các chữ về động vật khi mà bố mẹ chưa dạy vể động vật là gì?
– Người nắm vai trò chủ đạo trong các trò chơi mà người dạy trẻ thường xuyên nhất, chỉ một người duy nhất được chỉ đạo trò chơi và trẻ chỉ nhận thông tin từ người đó. Những người còn lại có tác dụng tạo không khí vui vẻ, hứng khởi, gay cấn, thi đua với trẻ để trẻ chơi say mê, học trong vô thức.
– Khi trẻ có dấu hiệu mất tập trung thì không phải khéo léo dẫn dắt trẻ quay trở lại trò chơi, không ép buộc trẻ.
Share this post

Nhận Tin Qua Email

Cùng tham gia với hơn 1500 người đã đăng ký nhận tin qua Email với các Chia sẻ thông tin về hoạt động của hệ thống giáo dục mầm non Pooh House!

Khi đăng ký nhận tin,Bạn sẽ nhận được Email từ chúng tôi.Đăng nhập email để hoàn tất quá trình đăng ký.

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

Bài đăng phổ biến

 
Posts RSS Comments RSS Về đầu trang
Cơ sở 4 - 7/2014 Mầm Non Tư Thục Nhà Gấu Pooh ∙ Liên kết Vé máy bay Tiger Airways .
Mầm non chất lượng cao Pooh House xin kính chào!
-------------------------------------- Share template blogspot, share code